Tin tức

Giải pháp All in One cho chủ spa Việt trước những thách thức trong kinh doanh spa

Giải pháp All in One cho chủ spa Việt trước những thách thức trong kinh doanh spa

Kinh doanh spa là một trong những nghề mang lại lợi nhuận cao. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể thành công trong lĩnh vực này bởi ngành spa luôn tồn tại rất nhiều rủi ro, thách thức. Hãy cùng Shinviko tìm hiểu những cơ hội, thách thức khi kinh doanh ngành spa và giải pháp nào để được vượt qua những thách thức đó nhé!

Giải pháp cho các khó khăn khi kinh doanh spa

1. Cơ hội phát triển khi kinh doanh spa

Spa là ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bao gồm những kỹ thuật, phương pháp để giúp khách hàng thư giãn, giảm stress, cải thiện sắc đẹp, ngoại hình, sức khỏe và cả về tinh thần.

Hiện nay, ngành spa đang phát triển rất mạnh mẽ và có nhiều cơ hội để bứt phá trong tương lai. Dưới đây là những tiềm năng, cơ hội của ngành spa trong tương lai:

- Nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng: Các dịch vụ spa ngày càng được nhiều khách hàng sử dụng hơn bởi mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Công nghệ và ngành mỹ phẩm trên đà phát triển: Nhiều kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm mới ra đời giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng kịp các nhu cầu, xu hướng làm đẹp của khách hàng.

- Quy mô khách hàng mục tiêu rộng: Khách hàng tiềm năng của ngành spa hiện nay không chỉ còn là phụ nữ, nam giới hay kể cả trẻ em cũng có nhu cầu được đi spa. Đây là cơ hội lớn để ngành spa mở rộng thị trường và tăng doanh thu.

- Có thể kết hợp với các ngành khác: Ngành spa có thể kết hợp với các ngành khác như cà phê, thể thao, yoga, resort,... để cung cấp gói dịch vụ toàn diện cho khách hàng.

Ngành spa đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều cơ hội để bứt phá trong tương lai

Tóm lại, nhờ khách hàng ngày càng quan tâm vào làm đẹp và sức khỏe và làm đẹp, cùng với sự phát triển của công nghệ và đa dạng hóa dịch vụ… ngành spa ở Việt Nam và trên thế giới đang có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Điều quan trọng là bạn phải tận dụng tốt cơ hội này thì spa của bạn sẽ dễ dàng tồn tại và tăng trưởng mạnh mẽ.

2. Thách thức khi kinh doanh spa

Như đã nói ở trên, mặc dù spa là ngành có doanh thu siêu khủng nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng thành công. Bên cạnh nhiều cơ hội phát triển, chủ spa cũng có thể đối mặt với nhiều thách thức như:

  • Sức cạnh tranh khốc liệt: spa mới mọc lên liên tục. Bên cạnh đó, các phòng gym, trung tâm thẩm mỹ và nhiều địa điểm khác cũng bắt đầu cung cấp thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Chính điều này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt khi kinh doanh spa.

- Đòi hỏi nhân lực spa chất lượng cao: nhân sự spa ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt, kỹ thuật viên spa không chỉ dừng lại ở việc vững tay nghề mà còn phải giỏi các kỹ năng mềm khác như tư vấn, chốt sale… Việc tìm kiếm, đào tạo nhân sự giỏi đã khó, việc giữ chân được nhân viên chất lượng cao lại càng không phải điều dễ dàng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

- Xu hướng spa đổi mới liên tục: chủ spa cần thường xuyên cập nhật những xu hướng công nghệ mới để không bị lạc hậu, tốt nhất là nên sở hữu những CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN để giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ. Tuy nhiên, nếu công nghệ đó không mang lại hiệu quả thì rất khó lấy lại niềm tin của khách hàng.

- Chi phí đầu tư và vận hành cao: chi phí vốn đầu tư trang thiết bị, mỹ phẩm, mặt bằng, nhân sự của spa đã rất lớn, cộng thêm chi phí vận hành và Marketing lại càng là gánh nặng lớn hơn. Không thể vượt qua giai đoạn thu hồi vốn chính là lý do khiến nhiều spa đóng cửa.

Bên cạnh cơ hội lớn, ngành spa vẫn có nhiều thách thức

3. Kinh doanh spa thành công trong năm 2024 cần làm gì?

3.1. Khảo sát thị trường khi kinh doanh spa

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vì vậy, việc đầu tiên khi kinh doanh spa là nhất định phải khảo sát, nghiên cứu và phân tích thị trường. Bạn cần phải hiểu rõ được các mấu chốt như: nhu cầu thị trường spa, lỗ hỏng thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu, đối thủ là ai,... Những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường, từ đó xác định kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn, các dịch vụ/ưu đãi thu hút khách hàng…

Cần nghiên cứu thị trường khi kinh doanh spa

3.2. Xác định loại mô hình spa muốn hướng đến

Mỗi mô hình spa sẽ có điểm mạnh cốt lõi khác nhau.Việc lựa chọn mô hình kinh doanh spa phù hợp sẽ giúp bạn phát huy được điểm khác biệt và thế mạnh của mình hiệu quả hơn. Một số các loại hình spa nổi bật nhất năm 2024 bạn có thể tham khảo tại đây.

3.3. Lập kế hoạch tài chính chi tiết khi kinh doanh spa

Spa là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư mạnh tay về chuyên môn, máy móc, công nghệ và cơ sở vật chất. Tùy mô hình kinh doanh spa mà sẽ cần đến mức vốn đầu tư khác nhau.

Bạn cần liệt kê chi tiết các khoản chi phí để dự trù vốn chẳng hạn như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí đăng ký kinh doanh, chi phí thiết kế nội thất, chi phí mỹ phẩm, trang thiết bị, chi phí nhân sự, chi phí quảng cáo, marketing,… và còn rất nhiều các chi phí phát sinh khác nữa. Hãy chia nguồn vốn thành từng khoản và rót vốn vào thời điểm phù hợp theo kế hoạch kinh doanh.

Nên lập kế hoạch tài chính kỹ lưỡng khi kinh doanh spa

3.4. Xây dựng thương hiệu cho spa trong tâm trí khách hàng

- Cách xây dựng thương hiệu spa “hữu hình” - cách để khách hàng BIẾT BẠN:

Về hình thức, việc đầu tư chọn tên spa, thiết kế logo, màu thương hiệu hay không gian spa là bước đầu tiên để gây ấn tượng cho thương hiệu với khách hàng. Tên, slogan và logo sẽ luôn đồng hành cùng spa của bạn. Tên spa, logo và thương hiệu sẽ giúp cho các khách hàng luôn nhớ đến spa của bạn. Hãy chọn một cái dễ đọc, dễ nhớ, logo ấn tượng và có thể phù hợp với mô hình kinh doanh spa của bạn.

Chọn tên, logo rất quan trọng đối với spa

- Cách xây dựng thương hiệu spa “vô hình” - cách để khách hàng NHỚ BẠN:

Nhiều người có thể xây dựng một spa. Thế nhưng, việc xây dựng thương hiệu spa nổi bật, khiến spa luôn xuất hiện trong tâm trí khách hàng không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Đây là cách xây dựng thương hiệu cho spa khó nhất, nhưng khi thành công, đây sẽ là chìa khóa giúp bạn giữ chân và thu hút khách hàng. Quy trình dịch vụ chuyên nghiệp, nhân sự gây ấn tượng với khách hàng, sử dụng mỹ phẩm cao cấp, những ưu đãi dành riêng cho khách hàng VIP,... đây chính là “vũ khí” giúp spa của bạn luôn chiếm trọn trái tim của khách hàng.

Định vị spa chuẩn thương hiệu chính là “vũ khí” giúp spa của bạn luôn chiếm trọn trái tim của khách hàng

4. Kết luận

Thương hiệu là tài sản có giá trị vô cùng lớn và dài hạn đối với spa. Làm sao để khách hàng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để được sử dụng dịch vụ spa vì thương hiệu của bạn - đây chính là mục tiêu của xây dựng thương hiệu. “Định dạng spa chuẩn thương hiệu” - chương trình của Shinviko Việt Nam - được xem là giải pháp All In One cho chủ spa trước những thách thức của thị trường mỹ phẩm Việt Nam, giúp thay đổi và phát triển tình hình kinh doanh của hàng trăm chủ spa Việt bằng cách xây dựng thương hiệu.

Hội thảo “Định vị spa chuẩn thương hiệu” của Shinviko Việt Nam

Nếu doanh nghiệp spa của bạn đang gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh hay đang loay hoay khi phát triển thương hiệu, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay!

Bài trước Bài sau